Đường có quan hệ gì với béo phì?
Chúng ta thường nghe nói ăn đường nhiều khiến người
béo phì, sẽ tổn thương thân thể. Đường có thật là chất không có lợi cho
con người không? Rất nhiều người có ấn tượng không tốt đối với đường,
luôn cảm thấy đường là có hại đối với thân thể, ví dụ như ăn nhiều thì
dẫn đến béo phì… Vậy, đường có phải thức ăn tốt không?
Tiết chế ăn đường cũng không ngăn được béo phì
Chúng
ta thường ăn đường, chủ yếu là đường cát, có người vì sợ tăng trọng
lượng cơ thể mà uống cà phê cũng không dám cho thêm đường. Có người cho
rằng, thức ăn có vị ngọt có sức hấp dẫn, nó giống như chất gây hưng phấn
vậy, khiến não hưng phấn lên.
Về điều đó thì các chuyên gia Nhật Bản nói: “1g
đường cho năng lượng là 4 kcalo, cùng lượng đó thì cơm, mì sợi hoặc hợp
chất hydrat cacbon nào khác hầu như cũng như vậy thôi”. Đường cát thuộc loại đường mía, sau khi phân giải thì thành đường glucose.
Theo thống kê thì người châu Á mỗi ngày “nạp”
vào khoảng 2.000 kcalo năng lượng. Cho đường vào cà phê, mỗi túi đường
nặng 4g thì cũng chỉ tương đương với 16kcalo, bằng 1/125 năng lượng nạp
vào mỗi ngày. Do đó chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản nói: “Không thể
vì ăn đường mà lập tức nghĩ (liên tưởng) đến béo phì. Đường không có tác
dụng đặc biệt lớn gì với việc dẫn đến béo phì. Ngoài ra, trong đường
chẳng hàm chứa thành phần nào có tác dụng gây hưng phấn cả”.
Ăn uống quá độ (không chỉ là ăn đường)
là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Béo phì là do năng lượng nạp vào cao hơn
năng lượng tiêu hao, chứ không phải do đường có giá trị năng lượng cao.
Đem lại cảm giác no bụng, phòng ngừa ăn quá nhiều
Có người nói, do đường rất nhanh bị hấp thu mà ức chế sự thèm ăn, cho nên còn có tác dụng phòng ngừa ăn quá mức.
Cảm giác no bụng do một số lý do trong
đó có nguyên do đường bị hấp thu kích thích trung khu no bụng ở não
dưới. Còn một nguyên do khác là tiết insulin khi hàm lượng đường trong
máu tăng đưa đến lượng đường huyết trong não tăng dẫn đến cảm giác no.
Đường được hấp thu nhanh do hai nguyên do này mà khiến người rất nhanh
có được cảm giác no bụng.
Ngoài ra việc tăng đường huyết ở trong
não còn có liên quan với cảm giác dễ chịu, khoan khoái. Ví dụ, người bị
chứng trầm cảm thì đường huyết trong não ở vào trạng thái rất thấp;
ngược lại sau khi gia tăng đường huyết thì cảm giác khoan khoái sẽ xảy
ra. Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản nói: “Sau khi ăn cơm, uống cà phê cho thêm đường là rất hợp lý, do như vậy cảm giác no tăng thêm, người cũng cảm thấy được thỏa mãn”.
Nguồn năng lượng duy nhất của não
Đường đối với chúng ta là một trong
những năng lượng cần thiết, song chỉ có đường glucose mới là nguồn năng
lượng duy nhất cho các tế bào não. Còn tế bào cơ bắp thì acid béo cũng
có thể dùng làm nguồn năng lượng trực tiếp.
Năng lượng não tiêu hao mỗi ngày chiếm
1/4 năng lượng toàn thân tiêu hao. Có báo cáo nêu ra rằng, sau khi dừng
ăn mà bổ sung đường glucose có thể tăng cường trí lực. Còn có người cho
rằng, người bị chứng Alzheimer phần nhiều là người có giá trị glucose
huyết thấp. Đó là do khi đường trong máu thấp thì não sẽ không thể phát
huy tác dụng được đầy đủ. Thông thường là sau khi ăn khoảng 4 giờ là
đường glucose được hấp thu toàn bộ, do đó vào khoảng 15 giờ chiều, ăn
chút đồ ngọt là rất cần thiết cho não làm việc được tốt.
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường có thật là do đường?
Có người nói, bệnh đái tháo đường là do ăn quá nhiều đường mà dẫn đến; quả thật vậy không?
Trước đây người ta cho rằng thói quen
sinh hoạt tạo thành bệnh đái tháo đường, mà nguyên nhân là do nồng độ
insulin giảm dẫn đến trị số glucose huyết không thể hạ thấp. Thông
thường, muốn giảm thấp giá trị glucose huyết, tế bào tụy phải sản xuất
ra nhiều insulin. Nhưng nếu thường ăn đồ ngọt, giá trị glucose huyết
tăng, tế bào tụy sẽ mệt mỏi mà không thể tiết ra nhiều insulin, thế là
trị số glucose huyết cũng sẽ không thể giảm xuống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản
thì cách giải thích như trên hiện nay đã bị phủ định. Nguyên do là
không phải do tụy không thể tiết ra insulin, mà là sau khi nhận được tín
hiệu của insulin, đường glucose vẫn không thể từ máu tiến vào trong tế
bào. Vì sao như vậy thì hiện nay vẫn chưa hiểu rõ, mới chỉ xác định được
là không phải là phản ứng trực tiếp của đường. Do vậy mà vào năm 1997,
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng: “Việc tiêu dùng các loại đường và bệnh
đái tháo đường, béo phì và những bệnh do thói quen sinh hoạt là không có
quan hệ trực tiếp”.
Điều quan trọng là cần biết đã ăn bao nhiêu đường
Có người cho rằng đường đỏ là có lợi
cho sức khỏe. Những đường đỏ sau khi khử bỏ đi tạp chất chính là đường
trắng, thành phần tạo ra vị ngọt vẫn là như nhau. Đường đỏ chỉ khác
đường trắng là còn chứa những chất xenlulo và chất khoáng. Nếu muốn ăn
những chất đó chi bằng ăn những thức ăn khác thì hiệu suất còn cao hơn
và cần phải chú ý tới các thức uống có chứa acid cacbonic, do uống các
thứ đó thì cảm giác ngọt không rõ rệt, nhưng lại thường uống rất nhiều,
thế là vô tình đã nạp vào cơ thể rất nhiều đường.
Tuy nói đường không phải là nguyên nhân
duy nhất, nhưng ăn quá nhiều cũng dẫn đến béo phì và những bệnh sinh ra
do thói quen sinh hoạt. Cho nên điều quan trọng là cần phải biết, xét
cho cùng là đã ăn bao nhiêu đường mỗi ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét