Phân định biển theo Công ước Luật biển 1982




Mời các bạn đọc luận văn “Phân định biển theo Công ước Luật biển 1982” của tác giả Nguyễn Thị Dung tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2816


Luận văn đã phân tích, tổng hợp lý luận về nguyên tắc, khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại, phương pháp đặc thù về phân định biển và các quy định về phân định biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và vùng biển quốc tế. Từ đó nghiên cứu thêm các bản án có trong lịch sử xây dựng Công ước Luật biển 1982 để thấy được tình hình phân định trên thế giới hiện này và vận dụng vào pháp luật nước nhà về phân định biển.
Luận văn đã góp phần đưa đánh giá nhìn tổng quan hơn về phân định biển, cho thấy mức độ cấp bách và qua quan trọng của phân định biển, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác của các chủ thể của luật quốc tế trong phân định biển nhằm ổn định tình hình chính trị, an ninh của mỗi quốc gia cũng như trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình phân tích các quy định của pháp luật quốc tế phân định biển luận văn cũng viện dẫn các quy định tương ứng có liên quan của pháp luật Việt Nam, thể hiện được sự tương thích của Việt Nam trong quá trình “nội luật hóa” UNCLOS và các điều ước quốc tế Việt Nam đã gia nhập. Đặc biệt đã phân tích, đánh giá các quy định của Luật Biển Việt Nam năm 2012 và các văn bản liên quan, gắn quá trình đàm phán phân định biển với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia trong khu vực biển Đông.
Luận văn cũng đưa ra những tình hình phân định biển của Việt Nam trong những năm qua, việc giải quyết tốt đẹp về kế hoạch hoạch định biên giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan vừa qua là sự quán triệt và thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng, đàm phán giải quyết trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, phù hợp với hoàn cảnh khách quan nhằm đạt được một giải pháp công bằng các bên đều chấp nhận được. Kết quả đàm phán giải quyết đã giúp từng bước xác định rõ phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác và quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia láng giềng, giảm nguy cơ tranh chấp xung đột, giữ gìn hoà bình và ổn định trên vùng biển chung quanh của đất nước.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến