Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11463

Với mục đích cung cấp thông tin cho chiến lược dự phòng và can thiệp dài hạn, nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. 



Đo lường tình trạng dinh dưỡng được thực hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, trong đó chọn ngẫu nhiên 534 sinh viên đo lường chất lượng cuộc sống. tình trạng dinh dưỡng được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI). 
Bộ công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống. 
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng. 
Kết quả cho thấy có 8,3% sinh viên thừa cân béo phì, trong đó có 13,3% sinh viên nam và 5,5% sinh viên nữ. 
Tỷ lệ sinh viên thiếu năng lượng trường diễn là 35,8% (34,0% nam giới và 36,7% nữ giới). 
Phân tích đa biến cho thấy sinh viên thừa cân béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. 
Nghiên cứu cho thấy,chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan với nhau.
Cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên


Title: Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội
Authors: Nguyễn, Hoàng Long
Hoàng, Minh Tuấn
Nguyễn, Thành Trung
Nguyễn, Tuấn Sơn
Đặng, Đức Nhu
Keywords: Chất lượng cuộc sống;Dinh dưỡng;Sinh viên,;EQ-5D-5L;BMI
Issue Date: 2014
Publisher: Tạp chí Y học dự phòng
Abstract: Với mục đích cung cấp thông tin cho chiến lược dự phòng và can thiệp dài hạn, nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội. Đo lường tình trạng dinh dưỡng được thực hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, trong đó chọn ngẫu nhiên 534 sinh viên đo lường chất lượng cuộc sống. tình trạng dinh dưỡng được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI). Bộ công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy có 8,3% sinh viên thừa cân béo phì, trong đó có 13,3% sinh viên nam và 5,5% sinh viên nữ. Tỷ lệ sinh viên thiếu năng lượng trường diễn là 35,8% (34,0% nam giới và 36,7% nữ giới). Phân tích đa biến cho thấy sinh viên thừa cân béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. Nghiên cứu cho thấy,chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có mối liên quan với nhau.Cần có biện pháp can thiệp nhằm dự phòng xu hướng thừa cân béo phì và cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11463
ISSN: 0868-2836
Appears in Collections:SMP - Papers / Tham luận HN-HT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến