Giới luật là gốc của chân tâm
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53790
Lợi ích của việc gìn giữ ngũ giới:
Ngũ giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
Không sát sinh:
Nghĩa là không giết hại mạng người, bao gồm không được trực tiếp giết, không xúi bảo người giết, thấy người bị giết không được vui mừng. Chúng ta biết quý trọng sinh mạng người thì phải biết quý trọng sinh mạng người khác và suy rộng ra là những con vật cũng quý trọng mạng sống nên vì lòng từ bi bình đẳng chúng ta cũng giảm bớt sát sinh hại vật.
Không trộm cướp:
Có nhiều người thắc mắc:”Tại sao đức Phật lại ban ra giới này? Mọi người mọi nhà lúc nào cũng cẩn thận gìn giữ, luôn miệng dạy con cháu phải thật thà, không tham lam, không xâm phạm đồ của người cơ mà? Chắc lẽ giới này lại dễ phạm đến thế?”. Trộm cướp được chia ra thành rất nhiều hình thức. Nhưng ta có thể hiểu một cách đơn giản trộm cướp là tất cả những hành động do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình quên nỗi đau người khác. Đây là hành động trái với nhân đạo, trái luật pháp nên người Phật tử tuyệt đối không được làm.
Ngoài ra việc ta khởi tâm nghĩ tới chuyện ăn cắp, chôm chỉa, lừa đảo cũng đã phạm phải giới trộm cắp. Bởi Phật dạy rằng: “Bất luận trí tuệ của người ấy cao thế nào, thiền định của người ấy sâu thế nào, nếu tâm trộm cắp không đoạn trừ chẳng những không thể ra khỏi trần lao mà kết quả chắc chắn lạc vào đường tà, vĩnh viễn trầm luân trong sinh tử”.
Thế mới biết những việc càng đơn giản chúng ta lại càng chủ quan và dễ phạm phải. Giống như việc bạn tôi có lần khoe bác bảo vệ trả thừa tiền nhưng không nói, im lặng nhét vào túi. Tôi có góp ý nên trả lại vì lấy một lần mình sẽ quen tay, hình thành thói quen không tốt. Nhưng bạn tôi không nghe, bảo tôi hâm làm gì có ai thấy tiền mà không tham? Tôi không nói nữa chỉ nghĩ lấy của người rồi cũng có ngày bị lấy lại thôi.
Ấy thế mà mọi việc lại xảy ra đúng như tôi nghĩ . Hôm đi mua bánh mì vì vội vào lớp mà bạn tôi đánh rơi mất mấy trăm nghìn ngay trước cửa hàng. Bạn tôi cứ tức mãi vì có bao nhiêu người xung quanh mà không ai nhắc. Đúng là lấy một thì mất mười. Nhân quả đâu có sai bao giờ.
Thế nên tất cả tài vật, bất luận quý, tiện, trọng, khinh cũng không luận là nhiều hay ít, tốt, xấu cho đến những vật nhỏ nhất như một cây kim, một ngọn cỏ đều không được “không cho mà lấy”. Dù có khởi ý nghĩ cũng không nên vì ranh giới giữa ý nghĩ và hành động vô cùng mong manh. Nên muốn tránh gian tham không có phương pháp nào hơn là giữ đạo ngay thẳng và tâm chân thật. Kinh Lục Độ Tập dạy rằng: “Ta thà giữ đạo nghèo mà chết chứ không chịu vô đạo mà sống”.
Không tà dâm:
Người phật tử tại gia được có vợ có chồng nhưng không được ngoại tình. Vì đây là hành động làm đau khổ gia đình mình, gia đình người tạo nguy cơ tán gia bại sản. Thời nay con người ưa tự do, sống phóng khoáng, ham thích những thứ mới lạ không giữ tình nghĩa vợ chồng.
Mọi sự khổ đau đều bắt nguồn từ những ham muốn cá nhân khiến vợ chồng li tán mà đáng thương hơn cả là con cái. Không được nuôi dưỡng cẩn thận đã gây ra cho các em những tổn thương về mặt tâm lý. Vậy mới nói “người ôm lòng ái dục, cũng như cầm đuốc đi ngược chiều, quyết bị nạn cháy tay”. Nếu mỗi gia đình giữ được ngọn lửa hạnh phúc thì xã hội ngày càng phát triển. Bởi “Gia đình chính là tế bào của xã hội”. Như thế, đức Phật dạy chúng ta giữ giới, không tà hạnh để tránh oán thù và quả báo xấu xa.
Không nói dối:
Nói dối là nói trái sự thật mưu cầu lợi mình hại người, trừ trường hợp vì lợi người lợi vật không nỡ nói thật để người bị hại hoặc đau khổ. Đạo Phật là đạo như thật nên người tu theo Phật càng cần đến sự chân thật. Trong “66 lời Phật dạy về cuộc sống” đã viết: “Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?”.
Lời nói tuy không là lưỡi kiếm nhưng rất nguy hiểm vì nó có hai mũi nhọn. Một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào người sử dụng nó. Cho nên chúng ta giữ được giới không nói dối, là để tránh nghiệp báo thù.
Không uống rượu:
Uống rượu làm tâm trí mê mờ không bình tĩnh sáng suốt nên trái với mục đích giác ngộ của Phật. Hơn nữa rượu thường là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xấu khác vô cùng nguy hiểm cho bản thân và xã hội.
Trong nhà Phật có lưu truyền một sự tích như sau: “Thời Đức Phật Ca Diếp Ba, có một người thọ ngũ giới luôn luôn trì giới thanh tịnh. Một hôm, từ bên ngoài trở về nhà, quá khát nước, ông ta thấy trên bàn có một chén rượu màu trong như nước. Ông ta tưởng là nước, uống một hơi vào bụng. Nào ngờ lúc tính chất rượu phát tác khiến ông ra phạm giới một cách liên tục. Thấy gà hàng xóm, ông ta bèn bắt trộm làm thịt ăn. Vợ của hàng xóm mất gà sang tìm, thấy người đẹp ông liền cưỡng gian. Sau việc đó, ông bị bắt đến công đường. Ông ta chối cãi không chịu nhận tội”. Vì uống nhầm một chén rượu mà ông ta liên tục phạm đủ năm điều giới. Tội ác của rượu rất lớn là vậy.
Ngoài ra trong Tứ Phần Luật cũng nói: “Không phạm như lấy rượu làm thuốc, lấy rượu rửa vết thương. Song phải do thầy thuốc dặn bảo, chứ chẳng được tự chủ trương giả danh lấy rượu làm thuốc mà hưởng sự thích thú uống rượu”.
Lời kết:
Không luận là phật tử hay không phải là phật tử nếu mọi người đều thực hiện được những giới luật này thì tự thân được an lạc, gia đình hòa thuận hạnh phúc, xã hội thuần phong mỹ tục, thế giới hòa bình.
Việc giữ giới là vô cùng quan trọng vì Phật thấy khi làm những việc xấu đó thì phải bị đọa địa ngục, ngã quỷ, súc sinh nên Ngài mới ban giới luật để tốt cho chúng ta. Nhớ lại lời cuối cùng đức Phật căn dặn đệ tử của mình trước khi nhập Niết Bàn: “Giới luật là Thầy của mọi người. Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Giới luật không chỉ giúp mỗi người phật tử mà bất kì ai theo tôn giáo nào đi chăng nữa nếu giữ gìn ngũ giới sẽ luôn giữ được một tâm hồn thanh thản, an nhiên, vô vi tâm rỗng như hư không.
Tuy nhiên đã là con người phàm phu thì không ai không có tội, vấn đề là biết ăn năn sám hối tu sửa, hành thiện càng nhiều để phước đức bù đắp. Tuyệt đối đừng vì không giữ được một, hai giới mà bỏ luôn không tiếp tục tu hành.
Lợi ích của việc giữ giới là rất lớn. Nếu chúng ta chưa thể tu chứng đắc vãng sinh được thì kiếp sau cũng sinh về cõi trời, cõi người với đầy đủ phước báu: khỏe mạnh, xinh đẹp, giàu có… thường được gần thiện hữu tri thức trợ duyên để tiếp tục tu hành chứng quả.
Xin trích lời dạy của đức Liên Hoa Sinh để khép lại bài viết:
“Khi tâm con xa lìa thèm khát, thì thực phẩm, thịnh vượng và hưởng thụ sẽ tự động đến với con. Khi con giữ nghiêm giới luật một cách trong sạch trong thân tâm mình, tâm con trở nên mềm dẻo. Khi con không có bất kỳ tham vọng hay ham muốn nào, các tích tập sẽ tự nhiên hoàn thành. Khi con hiểu các đặc điểm của sinh tử, tâm con sẽ lìa xa các theo đuổi thế gian.”
Phật dạy: “Qua sông sinh tử, giới làm thuyền bè”. Suốt cuộc đời thuyết pháp của mình đức Phật luôn đề cao Giới luật và coi đó là một trong những bài học quan trọng mà mỗi đệ tử cần nắm vững.
Nếu tam Quy là nền tảng thì ngũ Giới là năm bậc thang đưa người Phật tử bước dần đến con đường giải thoát.
Với tôi ngũ giới không chỉ là bài học thông thường để áp dụng riêng cho mỗi phật tử mà nó còn hữu ích cho tất cả mọi người. Trước đây tôi biết đến phật pháp chỉ do truyền thống gia đình. Bà và mẹ đều theo Phật nên tôi cũng biết chút ít về đạo Phật chứ cũng chưa hiểu sâu và có một lòng tin tuyệt đối với Người.
Tuy nhiên sau khi được đọc những câu chuyện về cuộc đời đức Phật, những lời dạy được đúc kết sau 49 năm thuyết pháp độ đời của Người, tôi đã một lòng chí thành tin tưởng và cố gắng tu hành theo đó. Không phải là những lời dạy khô khan, khó hiểu hay trừu tượng những lời pháp của Người đơn giản và luôn có những ví dụ thực tế. Chúng logic và dễ hiểu giống như bất kì môn khoa học nào đang được giảng dạy hiện nay.
Ngũ giới là một trong ba bài học đầu tiên mà tôi có được sau quá trình học đạo của mình. Hầu như ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của ngũ giới và áp dụng chúng vào cuộc sống thường ngày. Dù bạn có theo tôn giáo nào đi chăng nữa thì ngũ giới giống như một bài học căn bản, là tiền đề giúp chúng ta có những hiểu biết đúng đắn trong cuộc đời này. Bởi những điều được nêu trong ngũ giới không hề xa lạ với sinh hoạt bình thường của con người.
Ngũ giới thoạt nhìn tưởng đơn giản nhưng nếu hiểu cặn kẽ và phân tích một cách chuyên sâu còn chứa đựng rất nhiều kiến thức. Vì tầm hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp nên tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều căn bản mà mình biết tới các bạn. Còn muốn hiểu một cách chi tiết và vẹn toàn thì các bạn nên tìm đọc sách do các Thầy viết để có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của giới luật mà đức Phật muốn truyền tải tới chúng ta.
Trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong các vị thiện tri thức góp ý để nhờ đó tôi có thể trau dồi thêm kiến thức cũng như khắc phục những yếu điểm của mình.
“Chính pháp là ao hồ
Giới là bến nước trong
Không cấu uế, trong sạch
Được thiện nhơn tán thán
Là chỗ bậc có trí
Thường tắm trừ uế tạp
Khi tay chân trong sạch
Họ qua bờ bên kia”
Tầm quan trọng của ngũ giới:Với tôi ngũ giới không chỉ là bài học thông thường để áp dụng riêng cho mỗi phật tử mà nó còn hữu ích cho tất cả mọi người. Trước đây tôi biết đến phật pháp chỉ do truyền thống gia đình. Bà và mẹ đều theo Phật nên tôi cũng biết chút ít về đạo Phật chứ cũng chưa hiểu sâu và có một lòng tin tuyệt đối với Người.
Tuy nhiên sau khi được đọc những câu chuyện về cuộc đời đức Phật, những lời dạy được đúc kết sau 49 năm thuyết pháp độ đời của Người, tôi đã một lòng chí thành tin tưởng và cố gắng tu hành theo đó. Không phải là những lời dạy khô khan, khó hiểu hay trừu tượng những lời pháp của Người đơn giản và luôn có những ví dụ thực tế. Chúng logic và dễ hiểu giống như bất kì môn khoa học nào đang được giảng dạy hiện nay.
Ngũ giới là một trong ba bài học đầu tiên mà tôi có được sau quá trình học đạo của mình. Hầu như ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của ngũ giới và áp dụng chúng vào cuộc sống thường ngày. Dù bạn có theo tôn giáo nào đi chăng nữa thì ngũ giới giống như một bài học căn bản, là tiền đề giúp chúng ta có những hiểu biết đúng đắn trong cuộc đời này. Bởi những điều được nêu trong ngũ giới không hề xa lạ với sinh hoạt bình thường của con người.
Ngũ giới thoạt nhìn tưởng đơn giản nhưng nếu hiểu cặn kẽ và phân tích một cách chuyên sâu còn chứa đựng rất nhiều kiến thức. Vì tầm hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp nên tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều căn bản mà mình biết tới các bạn. Còn muốn hiểu một cách chi tiết và vẹn toàn thì các bạn nên tìm đọc sách do các Thầy viết để có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của giới luật mà đức Phật muốn truyền tải tới chúng ta.
Trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong các vị thiện tri thức góp ý để nhờ đó tôi có thể trau dồi thêm kiến thức cũng như khắc phục những yếu điểm của mình.
Ngũ giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
Không sát sinh:
Nghĩa là không giết hại mạng người, bao gồm không được trực tiếp giết, không xúi bảo người giết, thấy người bị giết không được vui mừng. Chúng ta biết quý trọng sinh mạng người thì phải biết quý trọng sinh mạng người khác và suy rộng ra là những con vật cũng quý trọng mạng sống nên vì lòng từ bi bình đẳng chúng ta cũng giảm bớt sát sinh hại vật.
Không trộm cướp:
Có nhiều người thắc mắc:”Tại sao đức Phật lại ban ra giới này? Mọi người mọi nhà lúc nào cũng cẩn thận gìn giữ, luôn miệng dạy con cháu phải thật thà, không tham lam, không xâm phạm đồ của người cơ mà? Chắc lẽ giới này lại dễ phạm đến thế?”. Trộm cướp được chia ra thành rất nhiều hình thức. Nhưng ta có thể hiểu một cách đơn giản trộm cướp là tất cả những hành động do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình quên nỗi đau người khác. Đây là hành động trái với nhân đạo, trái luật pháp nên người Phật tử tuyệt đối không được làm.
Ngoài ra việc ta khởi tâm nghĩ tới chuyện ăn cắp, chôm chỉa, lừa đảo cũng đã phạm phải giới trộm cắp. Bởi Phật dạy rằng: “Bất luận trí tuệ của người ấy cao thế nào, thiền định của người ấy sâu thế nào, nếu tâm trộm cắp không đoạn trừ chẳng những không thể ra khỏi trần lao mà kết quả chắc chắn lạc vào đường tà, vĩnh viễn trầm luân trong sinh tử”.
Thế mới biết những việc càng đơn giản chúng ta lại càng chủ quan và dễ phạm phải. Giống như việc bạn tôi có lần khoe bác bảo vệ trả thừa tiền nhưng không nói, im lặng nhét vào túi. Tôi có góp ý nên trả lại vì lấy một lần mình sẽ quen tay, hình thành thói quen không tốt. Nhưng bạn tôi không nghe, bảo tôi hâm làm gì có ai thấy tiền mà không tham? Tôi không nói nữa chỉ nghĩ lấy của người rồi cũng có ngày bị lấy lại thôi.
Ấy thế mà mọi việc lại xảy ra đúng như tôi nghĩ . Hôm đi mua bánh mì vì vội vào lớp mà bạn tôi đánh rơi mất mấy trăm nghìn ngay trước cửa hàng. Bạn tôi cứ tức mãi vì có bao nhiêu người xung quanh mà không ai nhắc. Đúng là lấy một thì mất mười. Nhân quả đâu có sai bao giờ.
Thế nên tất cả tài vật, bất luận quý, tiện, trọng, khinh cũng không luận là nhiều hay ít, tốt, xấu cho đến những vật nhỏ nhất như một cây kim, một ngọn cỏ đều không được “không cho mà lấy”. Dù có khởi ý nghĩ cũng không nên vì ranh giới giữa ý nghĩ và hành động vô cùng mong manh. Nên muốn tránh gian tham không có phương pháp nào hơn là giữ đạo ngay thẳng và tâm chân thật. Kinh Lục Độ Tập dạy rằng: “Ta thà giữ đạo nghèo mà chết chứ không chịu vô đạo mà sống”.
Không tà dâm:
Người phật tử tại gia được có vợ có chồng nhưng không được ngoại tình. Vì đây là hành động làm đau khổ gia đình mình, gia đình người tạo nguy cơ tán gia bại sản. Thời nay con người ưa tự do, sống phóng khoáng, ham thích những thứ mới lạ không giữ tình nghĩa vợ chồng.
Mọi sự khổ đau đều bắt nguồn từ những ham muốn cá nhân khiến vợ chồng li tán mà đáng thương hơn cả là con cái. Không được nuôi dưỡng cẩn thận đã gây ra cho các em những tổn thương về mặt tâm lý. Vậy mới nói “người ôm lòng ái dục, cũng như cầm đuốc đi ngược chiều, quyết bị nạn cháy tay”. Nếu mỗi gia đình giữ được ngọn lửa hạnh phúc thì xã hội ngày càng phát triển. Bởi “Gia đình chính là tế bào của xã hội”. Như thế, đức Phật dạy chúng ta giữ giới, không tà hạnh để tránh oán thù và quả báo xấu xa.
Không nói dối:
Nói dối là nói trái sự thật mưu cầu lợi mình hại người, trừ trường hợp vì lợi người lợi vật không nỡ nói thật để người bị hại hoặc đau khổ. Đạo Phật là đạo như thật nên người tu theo Phật càng cần đến sự chân thật. Trong “66 lời Phật dạy về cuộc sống” đã viết: “Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?”.
Lời nói tuy không là lưỡi kiếm nhưng rất nguy hiểm vì nó có hai mũi nhọn. Một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào người sử dụng nó. Cho nên chúng ta giữ được giới không nói dối, là để tránh nghiệp báo thù.
Không uống rượu:
Uống rượu làm tâm trí mê mờ không bình tĩnh sáng suốt nên trái với mục đích giác ngộ của Phật. Hơn nữa rượu thường là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xấu khác vô cùng nguy hiểm cho bản thân và xã hội.
Trong nhà Phật có lưu truyền một sự tích như sau: “Thời Đức Phật Ca Diếp Ba, có một người thọ ngũ giới luôn luôn trì giới thanh tịnh. Một hôm, từ bên ngoài trở về nhà, quá khát nước, ông ta thấy trên bàn có một chén rượu màu trong như nước. Ông ta tưởng là nước, uống một hơi vào bụng. Nào ngờ lúc tính chất rượu phát tác khiến ông ra phạm giới một cách liên tục. Thấy gà hàng xóm, ông ta bèn bắt trộm làm thịt ăn. Vợ của hàng xóm mất gà sang tìm, thấy người đẹp ông liền cưỡng gian. Sau việc đó, ông bị bắt đến công đường. Ông ta chối cãi không chịu nhận tội”. Vì uống nhầm một chén rượu mà ông ta liên tục phạm đủ năm điều giới. Tội ác của rượu rất lớn là vậy.
Ngoài ra trong Tứ Phần Luật cũng nói: “Không phạm như lấy rượu làm thuốc, lấy rượu rửa vết thương. Song phải do thầy thuốc dặn bảo, chứ chẳng được tự chủ trương giả danh lấy rượu làm thuốc mà hưởng sự thích thú uống rượu”.
Lời kết:
Không luận là phật tử hay không phải là phật tử nếu mọi người đều thực hiện được những giới luật này thì tự thân được an lạc, gia đình hòa thuận hạnh phúc, xã hội thuần phong mỹ tục, thế giới hòa bình.
Việc giữ giới là vô cùng quan trọng vì Phật thấy khi làm những việc xấu đó thì phải bị đọa địa ngục, ngã quỷ, súc sinh nên Ngài mới ban giới luật để tốt cho chúng ta. Nhớ lại lời cuối cùng đức Phật căn dặn đệ tử của mình trước khi nhập Niết Bàn: “Giới luật là Thầy của mọi người. Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Giới luật không chỉ giúp mỗi người phật tử mà bất kì ai theo tôn giáo nào đi chăng nữa nếu giữ gìn ngũ giới sẽ luôn giữ được một tâm hồn thanh thản, an nhiên, vô vi tâm rỗng như hư không.
Tuy nhiên đã là con người phàm phu thì không ai không có tội, vấn đề là biết ăn năn sám hối tu sửa, hành thiện càng nhiều để phước đức bù đắp. Tuyệt đối đừng vì không giữ được một, hai giới mà bỏ luôn không tiếp tục tu hành.
Lợi ích của việc giữ giới là rất lớn. Nếu chúng ta chưa thể tu chứng đắc vãng sinh được thì kiếp sau cũng sinh về cõi trời, cõi người với đầy đủ phước báu: khỏe mạnh, xinh đẹp, giàu có… thường được gần thiện hữu tri thức trợ duyên để tiếp tục tu hành chứng quả.
Xin trích lời dạy của đức Liên Hoa Sinh để khép lại bài viết:
“Khi tâm con xa lìa thèm khát, thì thực phẩm, thịnh vượng và hưởng thụ sẽ tự động đến với con. Khi con giữ nghiêm giới luật một cách trong sạch trong thân tâm mình, tâm con trở nên mềm dẻo. Khi con không có bất kỳ tham vọng hay ham muốn nào, các tích tập sẽ tự nhiên hoàn thành. Khi con hiểu các đặc điểm của sinh tử, tâm con sẽ lìa xa các theo đuổi thế gian.”
Title: | Giới luật là gốc của chân tâm |
Authors: | Nguyễn, Linh Chi |
Keywords: | Giới luật Chân tâm |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam |
Description: | Tạp chí nghiên cứu phật học số tháng 3/2016 ; 3 tr. ; TNS08608 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53790 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét