Hoạt động của tam pháp ty Triều Nguyễn (1802-1885)



Giới thiệu bài viết “Hoạt động của tam pháp ty Triều Nguyễn (1802-1885)”
Tác giả: Ngô Đức Lập


Dưới thời trị vì của bốn vị vua là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, triều Nguyễn đã dày công xây dựng một bộ máy hành chính khá hoàn chinh từ trung ương đến địa  phương.  Trong quá trình  vận  hành,  bộ máy  đó  đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển cùa đất nước nói chung và nhân dân nói riêng. Để có được thành quả đó, triều Nguyễn đã cỏ khá nhiều biện pháp, trong đó, việc xây dựng, tạo cơ chế hoạt động và vận hành tổ chức hành pháp và tư pháp là một trong những yếu tố  hàng  đầu.  Với  bài  viết này,  chúng tôi  mong muốn  dựng  lại  phần  nào  hoạt động của ty Tam  pháp cùa triều Nguyễn trong giai  đoạn  1802 -  1885, từ đó rút ra một số yếu  tổ tích  cực  của triều Nguyễn  trong việc  xây dựng và  tạo  cơ chế  cho  hoạt động tư pháp và hành pháp nói chung.
Triều Nguyễn vởi việc thành lập và vận hành ty Tam pháp


Năm  1832,  vua Minh  Mạng  cho  rằng  mỗi  khi  triều  đinh  đang  bàn  việc  ở Tả triều đường mà bộ Hình trừng phạt những người can phạm và dân đến kiện cáo nộp đơn  là "hỗn tạp" nên đã cho lấy "Hình bộ, Đô sát viện và Đại lý tự" hợp thành Tam pháp  ty.  Như  vậy,  ty  Tam  pháp  không phải    cơ quan  độc  lập  mà nó được  thành lập trên cơ sở các cơ quan hành pháp và tư pháp của triều đình. Văn phòng được đặt ở góc phía Đông Nam trong Kinh thành, với kiến trúc  một toà 3  gian, 2 chái, mặt tả mặt  hữu và  đằng  sau  đều  xây tường xung  quanh , có  tấm  biển  đề  ''Công chính đường'', đằng trước  về  bên  tả,  treo  1  cái  trống  gọi  là trổng  Đ ăng văn, đúc  ấn  bằng bạc (khắc 4  chữ  triện "Tam pháp ty ẩn''), dấu  kiềm  bằng  ngà  (khắc 3 chữ  triện "Tam pháp ty") giao bộ Hỉnh giữ, còn viện Đô sát và Đại lý tự thì cùng nhau niêm phong mỗi khi có đơn kiện hay hình án.
Về quy trình nhận đơn, vào các ngày mồng 6, 16 và 26 hàng tháng, ty Tam pháp cử các thuộc viên của mình lên Công chính đường ngồi theo trật tự: bộ Hình ở giữa, bên tả là Đô sát viện, bên hữu là Đại lý tự trực nhận đơn của dân chúng. Ngoài3 ngày trên, hàng ngày, bộ Hình, viện Đô sát và Đại lý tự, mỗi cơ quan cử 1 thuộc viên thay phiên thường trực để nhận đơn. Việc xử lý đom cũng theo trình tự như quy định trên. Tuy nhiên, đối với với những đơn "xét ra là vu cảo càn bậy thì tới kỳ đợichỉ sẽ xử trị nghiêm ngặt".

 
Thần dân ở trong Kinh và các tinh ai có oan khuất thì đưa đơn đến kêu. Đơn phải có 1 bản chính và 1 bản phụ, "duy khi tố cáo bỉ mật về việc phản nghịch quan trọng và những việc có quan hệ đến lợi hại lớn thì mới cho làm 1 bản tấu phong kín lại".
Sau khi nhận được đơn, Tam pháp hội đồng để thống nhất nghị xử "rồi hội hàm làm thành tập tấu dâng lên" vua3. Khi được chỉ của vua, đơn nào liên quan đến bộ, nha nào thì gửi cho bộ, nha ấy làm theo. Khi tiếpđược tờ tâu phong kín, thì lập tức dâng trình không được tự tiện phát đi.

 
Mời các bạn quan tâm đọc tiếp bài viết tại link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25366

Nhận xét

Bài đăng phổ biến