Đá vụn núi lửa = Ppyroclastics



Khi sinh ra, phần lớn trẻ em dường như đã sẵn sàng hoà nhập với xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống chúng đã hết sức vui thích đặc biệt trong mỗi biến động của khuôn mặt ai đó tiến lại gần. Đứa trẻ dường như nhận ra rằng con người là rất quan trọng; tìm sự an ủi để chia sẻ những khoảnh khắc vui sướng, tìm đến sự chỉ bảo và để được học hỏi, chúng nhanh chóng học cách đợi giúp đỡ của những người lớn khi chúng muốn cái gì. Chúng ta cần hiểu được những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ để có cách hỗ trợ phù hợp.


Trẻ Tự kỷ thường khó khăn trong giao tiếp. Chúng tỏ ra không sẵn sàng để để học hỏi những điều mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên và do đó, trẻ không có cơ hội để “đi vào ngôn ngữ theo cùng một cách”. Chúng thấy rất khó khăn để làm những điều xung quanh có ý nghĩa.
Ngôn ngữ được phát triển ở trẻ nhỏ tạo ra sự liên hệ giữa âm thanh chúng nghe được với thế giới xung quanh trẻ. Chúng học để dự đoán rằng một ai đó sẽ mở cửa và điều đó là trẻ được ra ngoài. Trước tiên ngôn ngữ đi cùng với hành động có tính thông lệ. Sau đó khi trẻ học được rằng chủ thể và hành động có những kí hiệu mà không thay đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác, ngôn ngữ này đã tạo ra ý nghĩa thậm chí ngoài cả các thông lệ mà lần đầu tiên trong ngôn ngữ được sử dụng. Một khi trẻ hiểu chủ thể và hành động có ý nghĩa như thế nào, chúng bắt đầu học các từ của những vật mà chúng thích. Chúng học theo sự chỉ trỏ và gọi tên của người lớn đối với các vật và chúng học cách chỉ trỏ các vật và hỏi về các từ mà chúng cần.


Trẻ Tự kỷ không phải lúc nào cũng gặp khó khăn trong việc tạo ra ý nghĩa của các từ nhưng rất khó khăn khi đọc các “thông điệp” không phải bằng ngôn ngữ được thể hiện bằng hành động hoặc trên nét mặt. Đối với tất cả chúng ta, các cử chỉ không bằng lời này rất quan trọng để giúp chúng ta tạo ra ý nghĩa của toàn bộ thông điệp. Với các trẻ em có khó khăn đặc biệt trong việc học các từ, điều rất quan trọng là chúng ta phải giúp trẻ bằng mọi cách để trẻ có thể hiểu ý nghĩa của các việc chúng làm.
Chúng ta không được quên rằng trẻ tự kỷ thường rất dễ tạo ra ý nghĩa cho các vật mà chúng nhìn thấy hơn là những điều mà chúng nghe thấy. Đây là một điểm mà chúng ta có thể tận dụng các bức tranh, các bức ảnh, các biểu tượng và các kí hiệu sẽ vô cùng hữu ích. Với những trẻ không gặp phải vấn đề về giao tiếp thì tiếp thu các nguyên tắc giao tiếp rất dễ dàng trước khi và trong khi học các từ.


Thậm chí cả những trẻ có kỹ năng ngôn ngữ tốt vẫn có thể không thực hiện giao tiếp hoặc sử dụng ngôn ngữ trong nhiều cách mà trẻ khác có thể sử dụng.
Nghiên cứu những vấn đề đối thoại giữa mẹ và bé, trong một thời gian dài trước khi phát triển ngôn ngữ, chính thức giao tiếp qua lại và chia sẻ sự hiểu ý, đứa trẻ nhanh chóng bắt nhịp được với cha mẹ chúng. Chúng nhận được những thông tin phi ngôn ngữ bằng cách giao tiếp qua nét mặt và cử chỉ. Bằng cách đó chúng học được và biết được điều gì sẽ xảy ra và khi nào là lúc để hành động một cách đặc biệt, chúng có thể nhận ra khi người lớn vui, buồn và như vậy có nghĩa là gì. Dần dần chúng học được làm thế nào để giao tiếp với mọi người bằng nguyên tắc phi ngôn ngữ.
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ” của tác giả Nguyễn Phương Thảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10369






        http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19160 Đá vụn núi lửa được thành tạo do quá trình phun nổ của núi lửa. Chúng có đặc điểm kiến trúc, cấu tạo và thành phần khoáng vật phức tạp. 

Khác với đá phun trào thực thụ là các dung nham được phun trào lên và chảy tràn thành dòng, sau đó đông cứng lại, còn đá vụn núi lửa là sản phẩm của hai quá trình phun nổ và phun trào hỗn độn với thành phần ngoại lai.
 Dung nham tung lên trời bao gồm nhiều thành phần phức tạp: bom, cuội, dăm, khoáng vật vụn, tro bụi núi lửa. Khi rơi xuống tạo thành nhóm đá tuf aglomirat không phân dị. Nhóm đá phun trào hỗn độn là sản phẩm trộn lẫn của các dòng dung nham với thành phần ngoại lai trên đường vận chuyển từ họng núi lửa ra xung quanh với một cự li tương đối ngắn. Aglomerat là dăm kết núi lửa trong đó hạt vụn là các mảnh đá phun trào và các mảnh vụn khoáng vật sắc cạnh.
Nền gắn kết có thành phần hỗn độn phức tạp bao gồm: thủy tinh núi lửa và mảnh thủy tinh kỳ dị, các khoáng vật vụn núi lửa hạt nhỏ tha sinh và khoáng vật thứ sinh ở dạng ẩn tinh, vi tinh và hạnh nhân. 

Càng xa trung tâm họng núi lửa đá aglomirat chuyển dần sang cuội kết tuf, dăm kết tuf, cát kết tuf, cát kết tufit, cát kết tufogen... là các loại đá vụn núi lửa có chứa hàm lượng vật liệu núi lửa khác nhau.
Title: Đá vụn núi lửa = Ppyroclastics
Authors:     Trần, Nghi
Keywords: Phân loại vật liệu núi lửa
Đặc điểm thạch học và điều kiện thành tạo
Issue Date: 2017
Publisher:   H. : ĐHQGHN
Abstract:     Đá vụn núi lửa được thành tạo do quá trình phun nổ của núi lửa. Chúng có đặc điểm kiến trúc, cấu tạo và thành phần khoáng vật phức tạp. Khác với đá phun trào thực thụ là các dung nham được phun trào lên và chảy tràn thành dòng, sau đó đông cứng lại, còn đá vụn núi lửa là sản phẩm của hai quá trình phun nổ và phun trào hỗn độn với thành phần ngoại lai. Dung nham tung lên trời bao gồm nhiều thành phần phức tạp: bom, cuội, dăm, khoáng vật vụn, tro bụi núi lửa. Khi rơi xuống tạo thành nhóm đá tuf aglomirat không phân dị. Nhóm đá phun trào hỗn độn là sản phẩm trộn lẫn của các dòng dung nham với thành phần ngoại lai trên đường vận chuyển từ họng núi lửa ra xung quanh với một cự li tương đối ngắn. Aglomerat là dăm kết núi lửa trong đó hạt vụn là các mảnh đá phun trào và các mảnh vụn khoáng vật sắc cạnh. Nền gắn kết có thành phần hỗn độn phức tạp bao gồm: thủy tinh núi lửa và mảnh thủy tinh kỳ dị, các khoáng vật vụn núi lửa hạt nhỏ tha sinh và khoáng vật thứ sinh ở dạng ẩn tinh, vi tinh và hạnh nhân. Càng xa trung tâm họng núi lửa đá aglomirat chuyển dần sang cuội kết tuf, dăm kết tuf, cát kết tuf, cát kết tufit, cát kết tufogen... là các loại đá vụn núi lửa có chứa hàm lượng vật liệu núi lửa khác nhau.
Description:         tr. 449-451.
Appears in Collections: Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)



































Nhận xét

Bài đăng phổ biến